Điều hòa không khí (máy lạnh)hiện nay có mặt ở hầu hết tất cả các gia đình, do đó việc hiểu và sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng máy điều hòa là cần thiết và quan trọng để giúp tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe cho bạn.
1. Nhận biết và phân loại máy điều hòa không khí
Điều hòa không khí hay theo tiếng miền Nam gọi là Máy lạnh hiện nay sử dụng công nghệ 2 cục: Hiện nay đây là dạng máy lạnh rất phổ biến với 2 cục nóng , lạnh (In/Out door) tách rời, được liên kết với nhau bởi ống dẫn môi chất lạnh (ống gas máy lạnh) và dây điện. Có thể thấy như: máy lạnh treo tường, máy lạnh tủ đứng…
Hiện nay trên thị trường có các dòng máy điều hòa từ rất nhiều hãng như: Daikin, Panasonic, Fujitsu, Mitsubishi, Mitsubishi Electric, LG, Midea, Toshiba, Carrier, Sumikura, Nagakawa, Funiki, Samsung.
Hình minh họa: máy điều hòa
1.1 Cấu tạo của điều hòa
Hệ thống điều hòa 2 cục bao gồm:
Khối nóng (OUTDOOR) đặt ngoài nhà, thường tại những nơi thoáng gió.
Khối lạnh (INDOOR) đặt trong nhà.
Đặc điểm của hệ thống này :
Là loại máy nhỏ (máy dân dụng) công suất thường từ 9.000 – 96.000Btu/h (BTU (viết tắt của tiếng Anh British thermal unit, tức đơn vị nhiệt Anh) là một đơn vị năng lượng sử dụng ở Hoa Kỳ. Nó cũng có thể được bắt gặp ở Vương quốc Anh, trong ngữ cảnh các hệ thống làm lạnh và sưởi ấm kiểu cũ. Trong hầu hết các nơi khác, nó đã được thay thế bởi đơn vị năng lượng SI, joule (J). Ở Hoa Kỳ, “BTU” được sử dụng để mô tả giá trị nhiệt (năng lượng) của nhiên liệu, và cũng để mô tả công suất của các hệ thống sưởi ấm và làm lạnh, như lò sưởi, lò sấy, lò nướng và điều hòa nhiệt độ. Khi sử dụng như một đơn vị công suất, mặc dù vẫn được viết tắt là “BTU” nhưng khái niệm này cần được hiểu là BTU trên giờ (BTU/h). Một BTU xấp xỉ với: 1 BTU = 1054–1060 joules; 252–253 cal (calories, small); 0.252–0.253 kcal (kilocalories)
Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Sử dụng đơn giản, không bị ảnh hưởng của các máy khác trong hệ thống.
Bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản và độc lập từng máy.
Do INDOOR và OUTDOOR nối với nhau bằng ống GAS trong trường hợp máy bị dò GAS gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và ảnh hưởng đến môi trường (làm phá hủy tầng OZONE)
Đối với hệ thống máy cục bộ việc cung cấp khí tươi cho phòng thường là cấp trực tiếp bằng quạt gió, do vậy không khí không được xử lý bụi, ẩm và thường tạo lên sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa luồng khí cấp bổ xung và luồng khí cấp lạnh của INDOOR, gây cảm giác khó chịu cho con người trong phòng điều hòa.
Việc lắp đặt rời rạc các OUTDOOR ở trên tường ngoài nhà sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của toàn bộ toà nhà. (Việc treo các OUTDOOR thông thường phải treo phía tường ngoài nhà để đảm bảo độ khảng cách nối INDOOR với OUTDOOR trong giới hạn tiêu chuẩn).
Khả năng bố trí các INDOOR trong phòng để đảm bảo độ khuyếch tán đồng đều bị hạn chế.
Hệ số tiêu thụ điện năng lớn, chi phí vận hành cao.
Độ bền và tuổi thọ sử dụng không cao (khoảng 5…6 năm).
Hiệu suất hoạt động của máy ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài đặc biệt khi nhiệt độ không khí bên ngoài cao thì hiệu suất làm việc của máy giảm đáng kể. nhiệt độ ngoài trời cao khả năng trao đổi nhiệt của dàn nóng thấp, INDOOR phát ra công suất lạnh thấp, máy ở tình trạng quá tải.
Thường áp dụng cho những công trình nhỏ, đơn giản không yêu cầu các thông số môi trường đặc biệt.
1.2. Phân loại máy điều hòa
Máy điều hòa có thể phân loại theo
Khả năng điều tiết không khí 1 chiều, 2 chiều (nóng – lạnh);
Công nghệ tiết kiệm điện (inverter – noninverter);
Điều hòa treo tường (gia đình), hoặc điều hòa tủ đứng (loại này là một khối máy đồng nhất, nghĩa là bộ phận quạt nằm luôn trong máy chứ không tách rời như loại máy treo tường. Loại này thích hợp cho nhà cao tầng. Để gắn máy này chỉ cần tạo một khung cứa sổ trên tường khi gắn máy, để bề mặt (giàn lạnh) quay vào trong phòng.
Phân biệt giữa điều hòa inverter và điều hòa (mono) thường
Điều hòa Inverter: Là dòng máy lạnh có khả năng tiết kiệm điện cao. Dùng theo công nghệ biến tầng. Tất cả được điều khiển bằng board mạch điện tử cùng với các sensor cảm ứng siêu nhạy. Khả năng tiết kiệm của dòng Inverter này khiến nhiều người phải kinh ngạc về mức độ tiêu thụ điện của nó. Tuy nhiên có 1 vài ưu và khuyết được liệt kê như sau:
Ưu điểm của máy lạnh inverter
Nói đến máy lạnh inverter là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 80% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter).
Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định. Luôn duy trì được mức temp được cài đặt sẵn trên điều khiển. Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này. Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ.
Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như những tính năng vượt trội về điều hoà không khí thì hiện nay máy lạnh dân dụng có trang bị thêm các tính năng như khử mùi (plasma), tạo ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên trong sạch và dễ chịu hơn.
Khuyết điểm của máy lạnh inverter
Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên máy rất khó chịu về điện áp. Điều kiện ban đầu khi lắp đặt máy là bạn phải đáp ứng đúng chuẩn điện áp mà nhà sản xuất đề ra +- 5%.
Giá thành đắt gần gấp đôi so với loại máy Non-Inverter cùng công suất.
Tỉ lệ sửa chữa thành công và linh kiện thay thế thấp do linh kiện mới ko có mà chỉ là linh kiện cũ sàng lọc lại cho nhau. Cụ thể hơn là nhà cung cấp hiện nay hầu hết chỉ bán nguyên máy chứ ko bán linh kiện lẻ.
Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên sẽ dễ hỏng hóc khi gặp thời tiết quá khắc nghiệt như cái nóng ban trưa như thiêu đốt, những ngày nóng ẩm liên tục. Mặc dù được thiết kế lắp đặt bên ngoài trời nhưng bạn cần phải chú ý vì nó chẳng khác gì bộ PC cao cấp khi bị phơi mưa phơi nắng ngày đêm.
Không có khả năng chạy mức PowerFul quá lâu. Tức phòng phải đúng chuẩn, lạnh nhanh rồi máy giảm công suất lại thì mới bền. Càng chạy PowerFul bao lâu thì máy càng giảm tuổi thọ bấy lâu. khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh
Điều hòa Non-Inverter: Dân thợ hay gọi là MONO. Máy chỉ có chạy ở 1 chế độ duy nhất là PowerFul. Không có khả năng tiết kiệm điện. Cách nhận biết rất rõ : ở bộ phận bên trong của cục nóng không có mạch điện tử, chỉ bao gồm 1 cục Capa cho máy nén và 1 Capa cho quạt dàn nóng.
Ưu điểm của máy lạnh thường
Chạy cực kì bền. Nếu cứ 03tháng vệ sinh/lần thì chỉ biết sửa chứ ko biết hỏng, rất ít hỏng.
Cho phép chạy quá tải ở thời gian cao hơn so với Inverter.
Linh kiện, hỏng hóc rất dễ nhận biết, sửa chữa bảo trì cũng dễ nốt.
Giá thành máy khá rẻ, tầm hơn 4tr là có 1 bộ mới toanh 1.0HP
Sinh ra để luôn luôn chạy ở mức PowerFul. Đáp ứng được nhu cầu chạy quá tải hay chạy trong phòng kích thước lớn hơn so với máy (nhưng không được lớn hơn quá nhiều)
Khuyết điểm của máy lạnh thường
Không có khả năng tiết kiệm điện. Lúc nào máy cũng chạy ở mức PowerFul.
Do chỉ có duy nhất 1 con Sensor cảm ứng trên dàn nóng nên máy nén dễ hỏng nếu bạn cài đặt nhiệt độ remote quá gần với nhiệt độ ban đầu của phòng . Ví dụ: nếu nhiệt độ phòng ban đầu của bạn là 30ºC thì tốt nhất nên để ở mức 24-27ºC . Nhằm hạn chế máy chạy ở tình trạng tắt mở liên tục, có thể gây chết máy nén bất cứ lúc nào.
Trên đây là các kiến thức cơ bản nhất về các dòng máy điều hòa, máy lạnh hiện nay trên thị trường.
2. Hướng dẫn sử dụng máy điều hòa không khí (máy lạnh) đúng cách
Khởi động máy
Nhấn ON/OFF.
Đèn POWER (màu xanh) trên khối trong nhà sẽ bật sáng.
Để tắt, nhấn thêm một lần nữa.
Cài đặt các chế độ
Nhấn nút MODE để lựa chọn.
Với các model làm lạnh
Với các model làm nóng
AUTO: Tự động.
AUTO:Tự động.
COOL: Làm lạnh.
HEAT: Làm nóng.
DRY: Làm khô.
COOL: Làm lạnh.
FAN: Quạt.
DRY: Làm khô nhẹ.
Cài đặt nhiệt độ
Nhấn TEMP để tăng hoặc giảm nhiệt độ.
Nhiệt độ có thể cài đặt giữa khoảng 16-300C.
Giới thiệu nhiệt độ.
Model làm lạnh
Làm lạnh từ 16-300C
Khô 1-20C
Model làm nóng
Làm nóng từ 16-300C
Khô 1-20C
Thấp hơn nhiệt độ trong phòng
Thấp hơn nhiệt độ trong phòng
Trong khi chế độ tự động hoạt động, nhấn nút TEMP để chọn.
High: Hoạt động ở mức cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn 20C.
Auto: Hoạt động ở nhiệt độ chuẩn.
Low: Hoạt động ở mức thấp hơn nhiệt độ tiêu chuẩn 20C.
Nhiệt độ trung bình
Model làm lạnh
Nhiệt độ trong phòng : 23 độ C
Hoạt động :Làm lạnh
Nhiệt độ trung bình :25 độC
Nhiệt độ trong phòng : 23 độ C
Hoạt động :Khô nhẹ
Nhiệt độ trung bình :22 độC
Một lần nữa chế độ hoạt động được lựa chọn, bộ cảm biến nhiệt độ của khối trong nhà hoạt động để lựa chọn chế độ hoạt động mong muốn với chế độ làm lạnh và làm khô.
Sau khi chế độ hoạt động đó đã được lựa chọn, chế độ đó sẽ không thay đổi.
Model làm nóng:
Nhiệt độ trong phòng : 23 độ C
Hoạt động :Làm lạnh
Nhiệt độ trung bình :25 độC
Nhiệt độ trong phòng : 20 độ C
Hoạt động :Khô nhẹ
Nhiệt độ trung bình :22 độC
Khi bắt đầu chế độ hoạt động tự động, chế độ làm nóng, lạnh và khô nhẹ sẽ tự động được lựa chọn theo nhiệt độ trong phòng.
Chế độ này thay đổi hàng giờ khi cần thiết .
Cài đặt chế độ quạt
Nhấn nút FAN SPEED để lựa chọn.
Nhấn 1 lần: Chế độ quạt thấp.
Nhấn 2 lần: Chế độ quạt trung bình.
Nhấn 3 lần: Chế độ quạt cao.
Nhấn 4 lần: AUTO FAN: Chế độ tự động.
Tốc độ hoạt động của khối trong nhà được điều chỉnh tự động theo sự vận hành của máy. Quạt của khối trong nhà sẽ thỉnh thoảng dừng lại trong quá trình làm lạnh.
Điều chỉnh hướng gió dọc
Nhấn nút AIR SWING để lựa chọn
AUTO: Dành cho việc vận hành chế độ làm lạnh/khô, cánh đảo lên/xuống tự động.
AUTO: Dành cho chế độ làm nóng (chỉ dùng cho loại 2 chiều). Khi nhiệt độ của luồng khí ra thấp như nhiệt độ lúc bắt đầu vận hành chế độ nóng, luồng khí ra di theo hướng dọc, khi nhiệt độ tăng, luồng khí nóng sẽ đi xuống.
Các lựa chọn chi tiết
COOL: Chế độ làm lạnh.
Để cài đặt nhiệt độ trong phòng thích hợp như mong muốn của bạn
AUTO: Chế độ tự động.
Tự nhận biết nhiệt độ trong phòng để lựa chọn chế độ phù hợp. Nhiệt độ sẽ không hiển thị trên màn hình hiển thị của điều khiển từ xa trong khi sử dụng chế độ tự động.
DRY: Làm khô nhẹ.
Chế độ làm khô nhẹ khi hút ẩm sẽ có 1 luồng gió nhẹ. Nhiệt độ của nó không thấp hơn nhiệt độ trong phòng. Trong quá trình sử dụng chế độ làm khô nhẹ thì quạt của khối trong nhà sẽ hoạt động ở mức thấp nhất.
HEAT: Làm nóng (Chỉ dùng cho các model làm nóng).
Hơi nóng được lấy từ bên ngoài và làm nhiệt độ trong phòng tăng lên. Khi nhiệt độ bên ngoài giảm thì công suất làm nóng của máy cũng có thể giảm. Chế độ làm tan tuyết: Phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Quá trình hoạt động thỉnh thoảng dùng lại để làm tan tuyết ở khối ngoài nhà.
QUẠT: Chế độ đảo gió (Chỉ dùng cho các model làm lạnh)
Khi nhiệt độ trong phòng đã đạt đến nhiệt độ đã đặt. Chế độ hoạt động bắt đầu tại mức gió thấp. nó dừng lại khi nhiệt độ trong phòng giảm 20C so với nhiệt độ cài đặt (Nó rất có lợi khi bạn sử dụng phần làm nóng).
CÀI ĐẶT GIỜ
Phải chắc thời gian lúc này là chính xác trước khi đặt chế độ hẹn giờ. Chế độ hẹn giờ có thể không thực hiện được nếu bảng thời gian đang sáng.
Bật chế độ hẹn giờ. Để khởi động chế độ hoạt động tự động của máy điều hòa.
Nhấn nút SET/CANCEL để cài đặt chế độ này.
Nhấn nút SELECT để cài đặt chế độ này.
Bảng hiển thị hiện ký hiệu OFF: hẹn giờ tắt hoặc ký hiệu ON: hẹn giờ bật.
Nhấn nút A để chọn giờ tắt/bật.
Sau đó nhấn nút SET/SELECT.
Nhấn nút SET/SELECT lần nữa để hủy bỏ chế độ này.
Bảng hiển thị hiện ký hiệu OFF và ON đồng thời: Hẹn tắt sau khoảng thời gian cài đặt đồng thời hẹn bật sau khoảng thời gian cài đặt.
Trong chế độ này nhấn nút A để chọn thời gian tắt và nút B để chọn thời gian bật. Sau đó nhấn nút SET/SELECT.
Nhấn nút SET/SELECT lần nữa để hủy bỏ chế độ này.
Chế độ cực êm: Chức năng này đặc biệt phù hợp khi trẻ em đang ngủ.
Nhấn nút QUIET 1 lần để kích hoạt chế độ này. Khối máy trong nhà sẽ giảm tiếng ồn trong quá trình hoạt động khoảng 3dB.
Nhấn 3 lần để hủy bỏ chế độ này.
Chế độ cực mạnh: Để đạt được nhiệt độ yêu cầu trong thời gian ngắn nhất.
Nhấn nút POWERFUL 2 lần. Tín hiệu POWER trên khối trong nhà sẽ sáng. Chế độ hoạt động cực mạnh sẽ thực hiện trong vòng 15’ khi bạn muốn làm lạnh hay làm nóng thật nhanh.
Nhấn 1 lần để hủy bỏ chế độ này.
Chế độ tạo Ionizer : Cung cấp khoảng 20.000 ion âm được tạo ra cho căn phòng trong lành hơn.
Nhấn nút ION để bật chức năng hoạt động này.
Tín hiệu ION khối trong nhà sẽ sáng. Nhấn 1 lần nữa để hủy bỏ chế độ này.
Chế độ tạo Oxy: Cung cấp và làm giàu thêm khí Oxy cho căn phòng của bạn. Thổi khí Oxy giúp cho việc giữ không khí khoảng 21% hoặc cao hơn. Nhấn 1 lần nữa để hủy bỏ chế độ này.
Màng lọc siêu kháng khuẩn bằng sóng siêu âm: Hệ thống lọc khí siêu âm với màng lọc siêu kháng khuẩn. Màng lọc sử dụng ba loại hoạt chất có tính năng vô hiệu hóa các thành phần có hại trong không khí bao gồm các tác nhân dị ứng, virus và vi khuẩn. Nhấn một lần nữa để hủy bỏ chế độ này.
Vệ sinh máy lạnh
Bước 1. Vệ sinh mặt trước máy lạnh.
Đầu tiên phải tháo mặt trước ra, dùng khăn ẩm đã vắt khô nước lau nhẹ nhàng.
Khi lau chùi không dùng sức quá mạnh rất dễ gây nứt hoặc gãy.
Có thể sử dụng các chất tẩy rửa để diệt trừ vi khuẩn.
Lưu ý khi rửa, lau chùi xong xong không được mang ra ngoài phơi nắng.
Bước 2. Vệ sinh lưới lọc ở giàn lạnh.
Cũng giống như nắp của quạt máy, lưới lọc bám rất nhiều bụi bẩn. Muốn vệ sinh lưới , trước tiên cần tháo mặt trước ra, tiếp theo gỡ lưới lọc và rửa sạch bằng nước, sau đó để ráo rồi gắn lại như cũ.
Bước 3. Vệ sinh giàn lạnh.
Trước tiên cần tắt máy lạnh, ngắt nguồn điện để tránh xảy ra sự cố.
Mở mặt trước, dùng bình xịt nước xịt vào các lá kim loại bên trong để làm sạch.
Lưu ý nên xịt từ từ để có thời gian thoát nước và cẩn thận không xịt trúng vào các bộ phận khác của máy lạnh, dễ gây hỏng hóc.
Sau khi xịt nước, chờ từ 30 phút – 1 tiếng cho máy khô rồi mới cắm điện.
Bước 4. Vệ sinh giàn nóng.
Làm tương tự như khi vệ sinh giàn lạnh, nên nhớ xịt nước thẳng hướng để tránh làm lệch vị trí của các lá kim loại.
Trên đây là những cách vệ sinh máy lạnh cơ bản mà ai cũng có thể làm được.
Với những hướng dẫn cơ bản này, Dienlanh.com rất mong muốn mọi người có thể nắm được hướng dẫn sử dụng đúng máy điều hòa không khí (máy lạnh) một sản phẩm tưởng chừng rất đơn giản, nhưng để sử dụng đúng thì thật không dễ dàng gì.
- Máy lạnh treo tường xua đuổi muỗi LG Inverter V có gì hot?!
- Mẹo tiết kiệm điện cho Tủ Lạnh không phải ai cũng biết!
- Để thức ăn thừa trong Tủ Lạnh dễ gây hại cho sức khỏe
- Máy giặt Toshiba bị kẹt cửa? – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Tủ lạnh Toshiba không đông đá. Nguyên nhân tại sao?
- Hướng dẫn khắc phục những sự cố thường gặp ở máy giặt
- 4 việc nên làm nếu muốn Tủ Lạnh luôn sạch sẽ và thơm tho
- Tại sao nên mua máy giặt có nhiều chế độ khác nhau?
- Cách sửa máy giặt Toshiba không vắt cực hiệu quả
- Mẹo sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ nhỏ
- Cách làm vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Nên chọn mua tủ lạnh Panasonic hay Hatachi?
- Dienlanh.com bật mí mẹo dùng máy lạnh tiết kiệm điện
- Kinh nghiệm giặt quần áo bằng máy giặt để không bị nhăn
- Nguyên nhân tủ lạnh Toshiba được nhiều người tin dùng?
- Làm gì để bảo vệ sức khỏe cả nhà khi sử dụng máy lạnh
- Khuyến mãi đặc biệt tri ân khách hàng
- Mẹo sử dụng máy lạnh để tốt cho sức khỏe
- Cách phòng tránh những hiểm họa từ tủ lạnh
- Kinh nghiệm giặt quần jeans bằng máy giặt để bền như mới
Pingback: Ưu điểm của máy lạnh inverter