Máy giặt là đồ dùng thiết thực trong sinh hoạt hằng ngày của mõi gia đình, là đồ gia dụng cao cấp đăt tiền để bảo quản và vệ sinh máy giặt thường xuyên là đều mà Dienlanh.com khuyên bạn nên làm.
Bảo quản và vệ sinh máy giặt
Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt có các phần cơ điện và nước nên cần phải chú ý thường xuyên bảo quản và vệ sinh để giúp cho máy làm việc hiệu quả, tăng tuổi thọ và nhất là đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ nêu một số cách bảo quản và vệ sinh máy giặt.
Bảo quản máy giặt
Tắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.
Sau khi giặt xong phải lau chùi sạch sẽ ngăn chứa xà bông, nước xả… để tránh bị đóng khô.
Lau chùi sạch nước trên và xung quanh máy giặt để tránh làm cho các bộ phận bằng kim loại bị gỉ sét.
Luôn giữ vệ sinh thông thoáng khu vực máy giặt để tránh bị ẩm ướt.
Vệ sinh máy giặt
Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.
Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩn bám đóng, cách thực hiện như sau:
Khóa nguồn nước vào máy giặt.
Mở đầu ống dẫn nước nối với van cấp nước của máy giặt.
Dùng kiềm đầu nhọn để gắp lưới lọc ra khỏi van cấp nước.
Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp lưới lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.
Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước
Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Công việc này cần được thực hiện thường xuyên bằng cách tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ rồi lắp vào trở lại.
Vệ sinh lưới lọc xơ vải
Vệ sinh lưới lọc máy bơm (với các loại máy có bơm xả nước): Cần tháo vít ở nắp sau để thao tác với máy bơm, xoay nắp bơm ngược chiều kim đồng hồ, mở nắp để lấy đi những vật bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.
Vệ sinh lưới lọc máy bơm
Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng: Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.
Vệ sinh lưới lọc nước xả: Một số máy giặt được trang bị lưới lọc trước khi xả nước ra ngoài, lưới lọc này thường nằm ở đầu bên trong của ống xả nước, bạn hãy dó tìm vị trí và tháo ra để thu dọn các vật dụng còn sót lại khi giặt và làm sạch lưới lọc.
Những thông tin trên là một vài điểm lưu ý khi bảo quản máy giặt. Dienlanh.com hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc bảo quản và vệ sinh để đảm bảo nó luôn hoạt động tốt.
Để chọn mua một chiếc máy giặt phù hợp với gia đình bạn xem bài ” Cách chọn mua máy giặt lồng đứng“
- Máy lạnh treo tường xua đuổi muỗi LG Inverter V có gì hot?!
- Mẹo tiết kiệm điện cho Tủ Lạnh không phải ai cũng biết!
- Để thức ăn thừa trong Tủ Lạnh dễ gây hại cho sức khỏe
- Máy giặt Toshiba bị kẹt cửa? – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Tủ lạnh Toshiba không đông đá. Nguyên nhân tại sao?
- Hướng dẫn khắc phục những sự cố thường gặp ở máy giặt
- 4 việc nên làm nếu muốn Tủ Lạnh luôn sạch sẽ và thơm tho
- Tại sao nên mua máy giặt có nhiều chế độ khác nhau?
- Cách sửa máy giặt Toshiba không vắt cực hiệu quả
- Mẹo sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ nhỏ
- Cách làm vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Nên chọn mua tủ lạnh Panasonic hay Hatachi?
- Dienlanh.com bật mí mẹo dùng máy lạnh tiết kiệm điện
- Kinh nghiệm giặt quần áo bằng máy giặt để không bị nhăn
- Nguyên nhân tủ lạnh Toshiba được nhiều người tin dùng?
- Làm gì để bảo vệ sức khỏe cả nhà khi sử dụng máy lạnh
- Khuyến mãi đặc biệt tri ân khách hàng
- Mẹo sử dụng máy lạnh để tốt cho sức khỏe
- Cách phòng tránh những hiểm họa từ tủ lạnh
- Kinh nghiệm giặt quần jeans bằng máy giặt để bền như mới
Pingback: Cách chọn mua máy giặt lồng đứng