Thị trường máy lạnh ngày càng nhộn nhịp do nhu cầu sử dụng của người dân ngày cảng tăng cao. Nhiều sản phẩm máy lạnh lần lượt ra đời, trong đó dòng Inverter được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng tiết kiệm điện tối ưu của nó (tiết kiệm khoảng 50-60%). Tuy vậy nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ loại máy này do họ thấy hóa đơn điện hàng tháng vẫn không giảm bao nhiêu. Tại sao lại như vậy? Có phải Inverter là “hàng dởm”?
Thực ra là do người dùng quá ỷ lại vào khả năng tiết kiệm điện của máy Inverter nên họ cứ thoải mái để máy chạy liên tục ở nhiệt độ 22, 23 độ C. Đến tối đi ngủ thì đắp chăn trong khi máy lạnh thì để chạy đến sáng.
Việc cho máy lạnh chạy liên tục ở nhiệt độ thấp trong phòng không khép kín, vừa nằm đệm đắp chăn là rất lãng phí điện, chẳng những không hiệu quả mà còn rút ngắn tuổi thọ của máy. Thay vậy ta chỉ cần tăng nhiệt độ lên 1 độ C là có thể tiết kiệm tới 7% năng lượng điện.
Những ngày nắng nóng lên tới 40 độ C thì nhu cầu sử dụng máy lạnh rất nhiều, vì thế giữ cho máy lạnh hoạt động ở nhiệt độ tiết kiệm điện là giải pháp tốt nhất. Nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết để máy lạnh ở nhiệt độ, chế độ nào là tiết kiệm, hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
Sử dụng máy lạnh công nghệ Inverter có khả năng tiết kiệm điện lên tới 50%, đồng thời tuổi thọ của máy cũng bền gấp 2 lần so với các dòng máy thông thường do tốc độ của Block chạy ở nhiều chế độ khác nhau và thời gian làm việc hết công suất không quá nhiều.
Vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn sử dụng máy lạnh đúng cách, tiết kiệm điện:
1. Cần mua loại máy nào cho phù hợp nhất?
Tùy vào vị trí, diện tích và cách nhiệt của căn phòng nhà bạn mà chọn loại máy thích hợp:
Với các căn hộ nhỏ thì có thể dùng loại hai mảnh hoặc một cục.
+ Phòng có diện tích 9 – 15 m2 thì chọn loại máy có công suất 1 Ngựa (1.0 HP)
+ Diện tích 15 – 20 m2 thì dùng loại 1.5 Ngựa (1.5 HP)
+ Diện tích 20 – 30 m2 dùng loại 2.5 Ngựa (2.5 HP).
Ngoài ra, việc chọn công suất thích hợp còn dựa vào số người thường xuyên trong phòng, độ che phủ ánh sáng mặt trời, cách nhiệt của phòng, vị trí và độ lớn của cửa sổ. Giảm 10% công suất (nếu phòng có bóng che); Tăng 10% công suất (nếu mặt trời chiếu suốt ngày).
2. Hạn chế sự trao đổi nhiệt với bên ngoài
Máy lạnh sẽ làm việc nhiều và tốn điện hơn nếu việc trao đổi nhiệt trong phòng và bên ngoài quá nhiều (do nhiệt độ trong phòng tăng).
Cách khắc phục như sau:
– Hạn chế sử dụng cửa kính cho căn phòng: Người ta thường dùng cửa kính để gắn trong phòng của nhà mình vì họ xem đó là cách tốt nhất để cách nhiệt, tuy nhiên việc sử dụng cửa kính lại là con dao 2 lưỡi. Bời vì chúng chỉ hấp thụ nhiệt mà không chịu nhả ra, càng dùng nhiều lớp kính hay lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ bên ngoài càng lớn, máy lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường, vì vậy mà hao tốn điện nhiều hơn.
– Chọn mầu sáng cho căn phòng: Màu sáng hấp thụ nhiệt ít hơn màu tối. Vì thế mà tường phòng nên được sơn màu sáng (màu trắng), tốt hơn nữa là cửa sổ phòng cũng nên treo màn màu sáng.
3. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, vừa phải
Máy lạnh được chỉnh nhiệt độ càng cao thì điện năng tiêu thụ càng ít, càng tiết kiệm. Tùy vào khả năng thích ứng của từng người mà chỉnh nhiệt độ cho thích hợp. Cần chú ý là nếu nhiệt trong phòng và bên ngoài chênh lệch quá lớn thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Vào mùa nắng, cần chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10 độ C là được.
4. Điều chỉnh hướng gió thích hợp
Nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào những khu vực cần thiết của phòng như giường, bàn làm việc…để chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất (đa số máy lạnh lạnh có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng).
5. Vệ sinh và bảo dưỡng máy thường xuyên, định kỳ
Máy sẽ chậm lạnh (do khó khăn trong việc trao đổi nhiệt) nếu bị bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc…Vì thế cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên (vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh). Tuy nhiên việc vệ sinh máy lạnh có hơi phức tạp nên phải thận trọng và cần chú ý hơn về an toàn điện (Còn lưới lọc bụi thì vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng 1 tháng/lần, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông).
Đồng thời, cần bảo dưỡng máy lạnh định kỳ (khoảng 6 tháng/lần).
Tóm lại, việc sử dụng máy lạnh không hề khó. Tuy nhiên, sử dụng làm sao cho an toàn, tiết kiệm và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp vài thông tin hữu ích, cũng như giải tỏa những boăn khoăn cho bạn trong việc lựa chọn và sử dụng máy lạnh!
- Máy lạnh treo tường xua đuổi muỗi LG Inverter V có gì hot?!
- Mẹo tiết kiệm điện cho Tủ Lạnh không phải ai cũng biết!
- Để thức ăn thừa trong Tủ Lạnh dễ gây hại cho sức khỏe
- Máy giặt Toshiba bị kẹt cửa? – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Tủ lạnh Toshiba không đông đá. Nguyên nhân tại sao?
- Hướng dẫn khắc phục những sự cố thường gặp ở máy giặt
- 4 việc nên làm nếu muốn Tủ Lạnh luôn sạch sẽ và thơm tho
- Tại sao nên mua máy giặt có nhiều chế độ khác nhau?
- Cách sửa máy giặt Toshiba không vắt cực hiệu quả
- Mẹo sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ nhỏ
- Cách làm vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Nên chọn mua tủ lạnh Panasonic hay Hatachi?
- Dienlanh.com bật mí mẹo dùng máy lạnh tiết kiệm điện
- Kinh nghiệm giặt quần áo bằng máy giặt để không bị nhăn
- Nguyên nhân tủ lạnh Toshiba được nhiều người tin dùng?
- Làm gì để bảo vệ sức khỏe cả nhà khi sử dụng máy lạnh
- Khuyến mãi đặc biệt tri ân khách hàng
- Mẹo sử dụng máy lạnh để tốt cho sức khỏe
- Cách phòng tránh những hiểm họa từ tủ lạnh
- Kinh nghiệm giặt quần jeans bằng máy giặt để bền như mới